Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

GIỮ VỆ SINH ĐỂ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP

     Tiêu chảy cấp là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, phần lớn có nguyên nhân từ việc ăn uống và dùng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là sau những đợt mưa lụt kéo dài.. Người bệnh tiêu chảy cấp sau nhiều lần đi ngoài và nôn sẽ dễ bị mất nước và các chất điện giải, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, mọi người, mọi nhà cần tích cực chủ động thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh.
    Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa kỹ tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Lau rửa các vật dụng, đồ chơi của trẻ sạch sẽ. Không cho trẻ ngậm tay hoặc các đồ vật vì rất dễ lây bệnh từ đó.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Phân và chất thải của người bệnh tiêu chảy cấp phải đổ vào nhà tiêu, sau đó rắc vôi bột hoặc Chloramin B (kể cả sau mỗi lần đi tiêu)
An toàn vệ sinh thực phẩm
- Thực hiện ăn chín, uống sôi.
- Thực phẩm sống và chín phải cất riêng và dùng riêng dụng cụ chế biến như dao thớt.
- Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.
- Không được ăn rau sống, uống nước lã, ăn các loại mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
Những nơi đang có người mắc bệnh tiêu chảy cấp không được tập trung ăn uống đông người.
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
- Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ và sát khuẩn bằng hóa chất Chloramin B nếu có lũ lụt gây ngập nước.
- Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người mắc bệnh cũng như cấm vứt xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng. Không dùng phân tươi để bón và tưới rau.
Khi bị tiêu chảy cấp
Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét