Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

    Đái tháo đường là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm hiện nay, theo thống kê năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam là 5% dân số (khoảng 4,5 triệu người), riêng tại các thành phố lớn chiếm 7,2%.
    Đái tháo đường là hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin. Thức ăn chúng ta dùng hằng ngày đều chuyển hóa thành glucose - một dạng đường trong máu. Chính vì thế mà chế độ ăn, uống của bệnh nhân bị tiểu đường cần được đặc biệt chú ý.
    Không có một chế độ ăn chung nào cho bệnh nhân Đái tháo đường, tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có chế độ ăn riêng. Tuy nhiên, chế độ ăn của từng người phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định, đáp ứng việc điều trị phù hợp với lượng đường huyết của người bệnh.

      Những điều người bệnh đái tháo đường nên làm:
- Dùng lượng chất bột và chất béo đơn chưa bão hòa, các loại hấp thu chậm và lượng chất béo nên gia giảm tùy tình trạng cân nặng của bệnh nhân.
- Dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu. Đối với động vật thì nên ưu tiên cá.
- Dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu chậm, dùng trái cây vừa đủ, không nên lạm dụng.
- Nên ăn đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). 
- Nên dùng các thực phẩm nấu tại nhà, các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh chứa ít chất độc hơn thức ăn xào, chiên.
- Cần chú ý thực phẩm đóng gói dành cho bệnh nhân Đái tháo đường, xem thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn.
- Có thể uống được sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa. Dùng sữa không đường hoặc sữa chế biến đặc biệt cho bệnh nhân Đái tháo đường.
      Những điều người bệnh đái tháo đường không nên làm:
- Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến.
- Không ăn nhiều bữa nhỏ. Tránh tối đa việc ăn khuya vì làm đường huyết tăng vào buổi sáng.
- Không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Điều này rất nguy hiểm với bệnh nhân có tiêm insulin./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét