Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Làm gì để phòng thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là chứng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của khớp. Bệnh tiến triển thầm lặng, không có biểu hiện gì cho đến một mức độ tổn thương nhất định của sụn khớp mới gây nên các triệu chứng trên lâm sàng như đau khớp, cứng khớp, dính khớp, teo cơ quanh khớp,... gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tàn tật. Mặc dù các yếu tố di truyền và lão hóa không thể điều chỉnh được nhưng chúng ta vẫn có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp nếu có tác động tích cực vào các yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống...

Truy tìm nguyên nhân
Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Các hiểu biết hiện tại cho rằng sụn khớp phải chịu lực quá tải (yếu tố cơ học tấn công trực tiếp lên bề mặt sụn) đồng thời gây nên sự hoạt hoá và sự giải phóng các chất trung gian hoá học (cytokine các enzyme) gây thoái giáng chất cơ bản (yếu tố gây viêm), sau đó gây phá hủy sụn khớp. Tuy nguyên nhân của bệnh chưa biết rõ nhưng người ta đã biết được một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh thoái hóa khớp, đó là:
Yếu tố di truyền: Thoái hoá khớp cũng như nhiều bệnh khác chịu chi phối rất lớn của di truyền, có những chủng tộc người có tỷ lệ thoái hoá khớp cao hơn các chủng tộc khác.
Lão hóa: Các tế bào sụn với thời gian lâu dần sẽ giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và chất cơ bản của sụn làm cho chất lượng của sụn, tính đàn hồi, tính chịu lực bị giảm sút. Nói cách khác, thoái là hậu quả của quá trình lão hoá của sụn khớp, do đó tần số mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Với tuổi thọ trung bình ngày càng cao đồng nghĩa với số bệnh nhân bị bệnh thoái khớp ngày càng nhiều.
Yếu tố cơ học: Các vi chấn thương tích tụ lại nhiều lần (hiện tượng quá tải) là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình thoái hoá tăng nhanh. Hiện tượng quá tải hay gặp trong trường hợp như tư thế làm việc không hợp lý; tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp đặc biệt là các chấn thương thể thao như khớp bàn tay, khớp khuỷu tay của công nhân vận hành búa máy, khoan cắt bê tông; khớp cổ chân của diễn viên balê; đĩa đệm cột sống của vận động viên cử tạ...
Yếu tố dinh dưỡng: Thừa cân, béo phì gây quá tải nên sụn khớp, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất khoáng (mangan, zinc), một số vitamin làm ảnh hưởng đến chất lượng của sụn khớp.
Ngoài ra, các dị dạng bẩm sinh và rối loạn phát triển như loạn sản sụn; trật khớp háng bẩm sinh, biến dạng kiểu chân chữ X, chữ O; gù vẹo cột sống gây ra do những rối loạn làm thay đổi đặc tính của sụn và làm hư hại bề mặt khớp.
Cần làm gì để trì hoãn quá trình thoái hóa khớp?
Vì chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh và bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng một thời gian dài trước khi bộc lộ đầy đủ trên lâm sàng nên mục đích của phòng bệnh là tác động vào các yếu tố nguy cơ như đã nói trên càng sớm càng tốt. Nguyên tắc là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lựợng cuộc sống. Trong các yếu tố cần điều chỉnh thì yếu tố di truyền và yếu tố lão hoá là những yếu tố mà chúng ta không thể điều chỉnh được. Ngược lại, các yếu tố còn lại (yếu tố cơ học, dinh dưỡng, lối sống...) chúng ta có thể điều chỉnh được bằng các biện pháp sau:
Tránh cho khớp bị quá tải: tư thế làm việc hợp lý, không nên làm việc ở một tư thế kéo dài mà nên thay đổi tư thế thường xuyên, nên kết hợp những khoảng nghỉ ngắn 5-10 phút trong khi làm việc; giữ cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu béo phì; Tập thể dục thường xuyên và vừa sức như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ khoảng 30 -60 phút/ngày, tập dưỡng sinh, tập các động tác tập tăng cường sức mạnh của các cơ quanh khớp, làm giảm lực tác động trên bề mặt sụn.
Phát hiện và điều trị kịp thời các chấn thương do thể thao, do nghề nghiệp, sau đó là sử dụng các biện pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể.
Dinh dưỡng hợp lý: ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhất là các chất khoáng, các vitamin như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá.
Phát hiện và sửa chữa các dị dạng bẩm sinh, tư thế xấu, lệch trục khớp như chỉnh lại trục khớp, gọt giũa xương chày trong lệch trục khớp gối, sửa chữa lại các thiểu sản khớp háng bẩm sinh.
(Theo Suckhoedoisong.vn)

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN UNG THƯ

Các chuyên gia cảnh báo rằng khi có bất cứ sự thay đổi lớn nào về chức năng cơ thể và cảm giác bạn nên đi khám bác sĩ, đặc biệt là khi những thay đổi này kéo dài hoặc trở nên tồi tệ.
Sút cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn đang ăn kiêng hoặc luyện tập thì giảm cân là bình thường. Nhưng sẽ là không bình thường nếu bạn sút cân mà không có sự thay đổi nào trong sinh hoạt và nó có thể liên quan tới một vài loại ung thư bao gồm tuyến tụy và dạ dày.


Sốt kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của ung thư máu như u lympho, bệnh bạch cầu. Hãy đi khám bác sĩ khi bạn bị sốt kéo dài vì thậm chí nếu đó không phải là dấu hiệu của ung thư thì cũng là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng.
Đau
Đau có nhiều nguyên nhân, đau đầu kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của ung thư não  đau lưng có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng hoặc buồng trứng. Nếu bạn bị đau kéo dài hãy khám bác sĩ.
Ho nhiều
Nếu bạn bị ho hoặc khan giọng kéo dài không khỏi, đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi hoặc thanh quản. Cũng có khả năng bạn bị dị ứng thời tiết theo mùa, nhưng tốt nhất là nên đi kiểm tra để tìm rõ nguyên nhân.
Nổi u trong cơ thể
Nếu bạn thấy có u trên da, hãy khám da liễu. Hãy đặc biệt thận trọng với u trên ngực, tinh hoàn hoặc gần hạch bạch huyết. Đừng quá lo lắng nếu bạn thấy u trên cánh tay, chân, hoặc những bộ phận khác của cơ thể. Chúng có thể chỉ là những u nang bã nhờn vô hại.
Chảy máu bất thường
Chảy máu bất thường là một trong nhiều dấu hiệu của ung thư. Ho ra máu có thể là ung thư phổi, máu lẫn phân có thể là ung thư đại tràng hoặc trực tràng, tiểu ra máu có thể là ung thư bàng quang, chảy máu âm đạo kéo dài có thể là ung thư cổ tử cung và chảy máu ở núm vú có thể là ung thư vú.
Những thay đổi về chức năng bàng quang
Nếu bạn bị đau khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu hoặc những thay đổi khác như tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, đó có thể là triệu chứng của ung thư bàng quang hoặc tiền liệt tuyến. Bên cạnh đó, nếu có những thay đổi kéo dài về chức năng đường ruột như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đây có có là triệu chứng của ung thư đại tràng. Bạn nên đi soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.
Vết loét không liền
Nếu bạn có những vết loét kéo dài có vẻ không khỏi hẳn, bạn nên tới bác sĩ kiểm tra. Các vết loét trong miệng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
Những thay đổi trên da
Nếu bạn nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào trên mụn cơm hay nốt ruồi ở cơ thể hoặc bất cứ một sự thay đổi nào khác trên da, đó có thể là dấu hiệu của bệnh u hắc tố, hãy tới bác sĩ kiểm tra. Bệnh có thể dễ điều trị nếu được phát hiện sớm.
Mệt mỏi
Mệt mỏi kéo dài mà nghỉ ngơi cũng không hết có thể là dấu hiệu của ung thư. Đây là một dấu hiệu khó đoán vì rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì những nguyên nhân hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, bạn nên đi khám.

(Theo Kienthucsuckhoe)

PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Rối loạn tiền đình (RLTĐ) biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, tâm thần.
Trước đây, RLTĐ chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay RLTĐ đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của RLTĐ là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.

Cần đi khám để phát hiện chính xác bệnh
RLTĐ là triệu chứng rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.
RLTĐ ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
RLTĐ trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. RLTĐ trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng nguyên nhân gây hội chứng RLTĐ. Ngoài ra, RLTĐ còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Phòng tránh nguy cơ
Để phòng ngừa hội chứng RLTĐ cách tốt nhất là thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.
Khi bệnh nhân đã mắc hội chứng RLTĐ thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt… Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 380C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.
Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài RLTĐ, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
(Theo suckhoedoisong)

TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH

Hầu hết tất cả các phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên bắt đầu có các chứng rối loạn tiền , nhiều khi các chứng rối loạn khiến cho họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt … ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và giao tiếp với những người xung quanh. Tuy nhiên nhiều người không nhận ra những biểu hiện này.
Kỳ quá độ mãn kinh của phụ nữ kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân, có thể trong một năm, có khi kéo dài hai đến bốn năm. Khởi điểm và kỳ hạn thời kỳ tiền mãn kinh không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra sau tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân trên dưới 45 tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt có xu hướng sớm dần, nhưng thay đổi về tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lại không rõ ràng. Sự sớm, muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các nhân tố khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội,… Ngoài ra,  của phụ nữ và số lần sinh đẻ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau, nên tiền mãn kinh xảy ra sẽ sớm hoặc muộn hơn.
Từ sau 40 tuổi,  bắt đầu giảm chức năng, hiện tượng phóng noãn không đều, và vì vậy bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesteron. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được là:
Rối loạn cảm xúc: Đa số phụ nữ sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hỏa. Thỉnh thoảng vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu. Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm.
Tại cơ quan sinh dục nữ: Đây là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của  thường gặp nhất. Ngực teo nhỏ và chảy xệ, đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, âm đạo khiến cho quan hệ tình dục khô rát khiến nhiều phụ nữ thấy sợ hãi, lo lắng và né tránh…
Tại hệ cơ xương khớp: Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường bị nhức xương khớp, đau chân, tay là các dấu hiệu thường gặp nhất. Thoái hóa cột sống gây gai cột sống làm đau lưng, đau cổ cũng dễ xảy ra.
: Rối loạn tiền đình gây , đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này.
Rối loạn chuyển hóa: Các chuyển hóa đường, đạm, muối, chuyển hóa mỡ và chất khoáng, đặc biệt là canxi. Từ đó chị em dễ bị béo phì, tăng cân, bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương.
Hội chứng tiền mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, mỗi chị em cần trang bị những kiến thức cơ bản để tự chăm sóc mình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng nội tiết tố thay thế mà cần được đi khám và tư vấn ở thầy thuốc chuyên khoa.

(Theo Suckhoedoisong)

Nguyên nhân và cách khắc phục yếu sinh lý ở nam giới

Yếu sinh lí ở nam giới là bệnh bao gồm các chứng như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục … Đây là vấn đề nhạy cảm và khá nhiều người lo lắng, không hiểu rõ về về bệnh và nếu gặp phải họ lại thấy lo sợ, không biết làm sao để hài lòng “.


Vậy nguyên nhân của yếu sinh lí ở nam giới là gì?
1.    Tuổi tác: tuổi càng cao, số người bị yếu sinh lí càng lớn,do khi tuổi cao, nội tiết tố kích dục testosteron giảm dẫn đên việc giảm ham muốn tình dục của nam giới
2.    Mắc các bệnh mãn tính: tiểu đường, tim mạch, suy thận, suy gan, bệnh về tâm thần thần kinh …
3.    Nguy cơ mắc bệnh yếu sinh lí cao ở những người bị phẫu thuật, chấn thương vùng đầu hay cột sống, bộ phận sinh dục… hoặc dùng thuốc trong thời gian quá dài như thuốc dạ dày, thuốc an thần…
4.    Uống quá nhiều rượu và thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến nam giới bị yếu sinh lí.
5.    Do yếu tố tâm lí, ảnh hưởng của xã hội: lo lắng, sợ hãi quá mức, áp lực công việc học tập, stress kéo dài, cãi nhau, đau buồn quá mức….
Làm thế nào để khắc phục yếu sinh lí ở nam giới?
1.    Tăng cường dinh dưỡng bổ sung nhiều vitamin e và hoa quả, ăn giá đỗ, hành hoa, tôm … là những thực phẩm tốt cho dương vật.
2.    Bên cạnh đó cần phải luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, những người có công việc cần phải ngồi lâu nên đứng dậy đi lại để máu được lưu thông.
3.    Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
4.    Thư giãn đầu óc, giảm stress, tránh các áp lực quá mức trong công việc và học tập
Hiểu biết về bệnh là cách đơn giản để phòng tránh nó, hãy thể dục thể thao hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

(Theo suckhoe4u)