Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BÌNH ỔN GIÁ THUỐC

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tất cả 73 cơ sở bán buôn và 383 cơ sở bán lẻ thuốc hoạt động (không kể quầy thuốc trạm y tế và thuốc y học cổ truyền), bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ cho 2.317 người dân. Mạng lưới bán thuốc từng bước được mở rộng, tạo điều kiện để người dân khi cần mua thuốc dễ dàng hơn.
Trong thời gian này, giá lương thực, thực phẩm, xăng dầu trên toàn quốc đều đồng loạt “sốt” giá với mức tăng trung bình từ 20-40%. Thậm chí một số mặt hàng tươi sống còn tăng đến 70-80%, thì việc tăng giá thuốc là một điều tất yếu.
Trước tình hình đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại công văn số 1429/UBND-KHTH ngày 17/3/2011 về việc xử lý danh mục thuốc bình ổn giá, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm bình ổn giá thuốc với các nội dung:
1. Yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đóng trên địa bàn thành phố kê khai, niêm yết để đối chiếu với giá thuốc niêm yết, giá bán thực tế nhằm phát hiện các trường hợp tự điều chỉnh giá mà không tiến hành kê khai lại gây ảnh hưởng tới sự bình ổn thị trường thuốc trên địa bàn thành phố.
2. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra về giá thuốc, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các qui định về quản lý giá thuốc của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình kiểm tra cần lưu ý các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc báo cáo cụ thể về giá thuốc đã kê khai, kê khai lại để đối chiếu với giá niêm yết; Xử lý kiên quyết các trường hợp tự điều chỉnh giá mà không tiến hành kê khai lại.
3. Hội đồng thuốc Sở Y tế khẩn trương tiến hành các thủ tục cần thiết để tổ chức lại đấu thầu lần 2 cho gói thầu cung ứng thuốc chuyên khoa và y dụng cụ thông thường cho các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc.
 Mục tiêu của các giải pháp là:
  - Đảm bảo cho người dân được cung ứng đầy đủ thuốc với giá cả hợp lý, không vượt quá khả năng của người bệnh.
 - Hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng thuốc về vốn, doanh thu… căn cứ vào số lượng thuốc chuyên khoa và y dụng cụ thông thường doanh nghiệp đã “ứng hàng trước” cho các bệnh viện trực thuộc và gía trúng thầu. Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết bù giá cho các doanh nghiệp.
Các giải pháp cụ thể: 
+  Đối với gói thầu cung ứng thuốc chủ yếu năm 2010: Đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn và nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân theo đúng cam kết giữ ổn định giá thuốc trúng thầu năm 2010 đến hết ngày 30 tháng 10 năm 2011.
  + Đối với gói thầu cung ứng thuốc chuyên khoa và y dụng cụ thông thường năm 2010: Trong thời gian chờ hoàn thành các thủ tục để tổ chức đấu thầu lần 2 theo qui định, Sở Y tế yêu cầu Công ty Cổ phần Dược – Thiết bị y tế Đà Nẵng và Công ty Cổ phần thiết bị y tế Danameco thực hiện phương thức “ứng hàng trước”, tiếp tục cung ứng đủ các thuốc chuyên khoa và y dụng cụ thông thường đã trúng thầu năm 2009 đến khi có giá trúng thầu của kết quả đấu thầu lần 2 đã được UBND thành phố phế duyệt.
+  Đối với các mặt hàng có khả năng khan hiếm: yêu cầu các Công ty Dapharco và Công ty Danameco có giải pháp duy trì nguồn hàng, ưu tiên cung ứng cho các bệnh việnvà các cơ sở bán lẻ thuốc để phục vụ trực tiếp người bệnh. Đồng thwoif báo cáo về Sở Y tế phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết.
+   Đối với các nhà thuốc và quầy thuốc bán lẻ: Thực hiện 100% nhà thuốc đạt GPP.
Tính đến ngày 15/3/2011, toàn thành phố có 60/73 cơ sở bán buôn thuốc đạt GDP chiếm tỷ lệ 82,19%; Có 94/383 cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP (24,54%). Nhìn chung tiến độ áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn đạt GDP và GPP ở thành phố còn chậm, nhất là tiến độ thực hiện GPP ở các quầy thuốc của danh nghiệp còn quá chậm so với yêu cầu chung. Việc chậm trễ này ngoài lý do thiếu Duwocj sĩ đại học còn lý do khác là chờ Bộ y tế gia hạn lộ trình, thay đổi chính sách, các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư, tổ chức sắp xếp lại hệ thống kinh doanh cho phù hợp..v.v…
GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc”. GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn.
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đến tay người bệnh (GPP). Từ 1996, Bộ Y tế đã từng bước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP. Tháng 1 năm 2007, Bộ chính thức ban hành và áp dụng hai tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để bảo đảm tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất, lưu thông và phân phối lẻ. Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân.
GPP là công đoạn cuối cùng trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc. Nếu chỉ tập trung quản lý các khâu đầu như sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản trong kho (GSP) mà không chú trọng đến khâu sau cùng là nhà thuốc, với các yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, trình độ chuyên môn và phương thức quản lý của chủ nhà thuốc, quy trình hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng thuốc… (nói cách khác là để tình trạng các nhà thuốc lộn xộn như hiện nay) thì quy trình đảm bảo chất lượng thuốc chỉ là nửa vời, vô nghĩa và lãng phí vì không đạt được mục tiêu đảm bảo thuốc chất lượng, hiệu quả, an toàn đến tay người bệnh.
Người bệnh được lợi gì từ những nhà thuốc GPP ?
- Người bệnh được mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được sử dụng thuốc có chất lượng trong điều kiện bảo quản theo quy định.
- Người bệnh được hưởng các dịch vụ chăm sóc dược đúng theo quyền lợi của mình : được tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ hơn để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
Từng bước khắc phục thói quen tự kê đơn tự điều trị của người bệnh, khắc phục tâm lý thuốc tốt là thuốc đắt tiền. Như vậy thời gian điều trị bệnh sẽ ngắn đi và chi phí khám chữa bệnh sẽ giảm.
Đến hết tháng 3/2011, trên địa bàn quận Hải Châu và Thanh Khê, nếu nhà thuốc hoặc quầy thuốc bán lẻ nào không công nhận đạt GPP sẽ cấm hoạt động. Các quận còn lại như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu, Cẩm Lệ… nếu chưa đủ Dược sĩ đại học để chuyển thành nhà thuốc GPP nhưng đáp ứng các điều kiện về cơ sở, thiết bị theo quy định và có văn bản đề nghị của Giám đốc doanh nghiệp sẽ được Giám đốc Sở Y tế xem xét, cho phép di chuyển đến các địa điểm chưa có đủ một nhà thuốc hoặc quầy thuốc phục vụ 3.000 dân và được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31/12/2011.
- Song song với những giải pháp của Ngành Y tế, người dân nên góp phần vào bình ổn giá thuốc bằng cách: Mua thuốc tại nhà thuốc GPP vì tại các nhà thuốc này giá sẽ không cao hơn các nhà thuốc thường mà đảm bảo chất lượng của thuốc, người bệnh được tư vấn và phục vụ tốt.
- Thuốc bán tại nhà thuốc GPP có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ, được kiểm soát chặt chẽ, tránh tiêu cực (đầu cơ nâng giá, phá giá
- Việc đầu tư các chuỗi nhà thuốc GPP với nguồn cung ứng ổn định, lâu dài, bớt các tầng suất trung gian sẽ hạ giá thành và góp phần điều tiết thị trường.
- Bộ Y tế có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà thuốc GPP, thí dụ như ưu đãi về thuế, nhập khẩu trực tiếp, bán thuốc qua mạng đối với chuỗi nhà thuốc, tham gia cung ứng thuốc cho bảo hiểm y tế, bệnh viện, chính sách hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tất cả sẽ góp phần làm hạ giá thuốc.…
DS Trần Cúc
Trưởng Phòng Ngiệp vụ Dược Sở Y tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét