Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Kỹ thuật mới chẩn đoán nhanh bệnh Lao

Theo số liệu công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ 2% các trường hợp Lao kháng đa thuốc (MDR/TB) trên toàn thế giới được chẩn đoán và điều trị thích hợp, điều này có nghĩa rằng nhiều bệnh nhân mắc Lao kháng đa thuốc không được điều trị trong một thời gian dài dẫn đến tăng khả năng lây nhiễm cho cộng đồng và nguy cơ tử vong cao.
Phương pháp chẩn đoán Lao hiện nay bằng soi đờm trực tiếp, nuôi cấy và một số phương pháp khácnhư PCR, … bị hạn chế bởichẩn đoán hiện nay cho lao động bị hạn chế bởi chi phí, phức tạp, thời gian chẩn đoán kéo dài, độ nhạy kém, đặc nghèo. giá thành, sự phức tạp trong quá trình thực hiện (đòi hỏi nhân viên y tế có kỹ năng, mẫu đờm có chất lượng…), thời gian chẩn đoán có kháng thuốc kéo dài (2 – 8 tuần), độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh lao GeneXpert MTB/RIF - một kỹ thuật mang tính đột phá như một cuộc cách mạng trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào thực hành tại cộng đồng đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế về bệnh Lao lần thứ 40 được tổ chức vào tháng 12/2009 tại Cancun, Mexico bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Y khoa New Jersey; Cepheid, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh và Đại học Makerere, Kampala, Uganda.
Phương pháp này cho phép phát hiện được vi khuẩn Lao trong đờm, phát hiện được các chủng vi khuẩn Lao kháng và nhạy Rifampicin rất nhanh, với thời gian chưa tới 2 giờ, có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, trên 95%. Tuy nhiên, để đưa các kỹ thuật mới này vào áp dụng rộng rãi cho mọi người dân thì còn rất nhiều thách thức từ hệ thống y tế cũng như từ phía cộng đồng, trong đó nguồn lực tài chính là một thách thức lớn nhất (chi phí đầu tư ban đầu khoảng 30.000 USD và chi phí cho một mẫu thử là 66 USD).
Tài liệu dịch
ThS Lê Thành Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét